Ngữ pháp bài 6 đến bài 10 (N5) trong tiếng nhật

 NGỮ PHÁP  BÀI 6 ĐẾN BÀI 10 (N5) CỦA BỘ GIÁO TRÌNH みんなの日本語

ngữ pháp tiếng nhật

NGỮ PHÁP BÀI 6 ĐẾN BÀI 10

Ngữ pháp bài 6


1.  Danh từ + を + Động từ。

Nghĩa: Làm cái gì đó/ việc gì đó

Ví dụ:ビールを飲みますのみます

Uống bia.

2.  Danh từ(địa điểm) + で + Động từ。

Nghĩa: Làm gì ở đâu.

Ví dụ:食堂しょくどうでご飯を食べますたべます

Ăn cơm ở nhà ăn.

3.  Động từ + ませんか。

Nghĩa: Làm việc gì không, thường đi kèm いっしょに .

Cách dùng: sử dụng khi bạn mời, rủ ai đó cùng làm gì.

Ví dụ: 一緒にいっしょに日本にほん行きませんかいきませんか

Cùng đi nhật không.

4.  Động từ bỏ ます + ましょう。

Nghĩa: Cùng làm gì đó nào.

Cách dùng: đề nghị người nghe cùng làm gì với người nói.

Ví dụ: 一緒にいっしょに勉強しましょうべんきょうしましょう

Cùng học nào.

Ngữ pháp bài 7

 

1.  N(phương tiện)で V1。

Mẫu câu làm gì bằng cái gì, phương tiện gì.

Ví dụ: はしでご飯ごはん食べます食べます

Ăn cơm bằng đũa.

2. Từ/ Câu これは日本語にほんごで なんですか。

Nghĩa: Cái này trong tiếng nhật là gì.

Dùng khi không biết nghĩa, tên gọi và để hỏi.

Ví dụ: Hoaは日本語にほんごで なんですか。

Hoa trong tiếng nhật gọi là gì?

3. N1 は N2 を あげます。

Nghĩa: Tặng cho ai đó cái gì.

Không dùng わたし với あげます

Ví dụ: わたし友達ともだちはなをあげます。

Tôi tặng hoa cho bạn.

4. N1 は N2 を もらいます。

Nghĩa: Nhận từ ai cái gì đó….

Ví dụ: わたし先生せんせいほんをもらいます。

Tôi nhận sách từ thầy.

5. もう Vました。

Nghĩa: Đã làm gì rồi, Câu trả lời:

  • はい、Vました。
  • いいえ、まだ。

Ví dụ: もうご飯ごはん食べましたかたべましたか

Đã ăn cơm chưa?

Ngữ pháp bài 8


Trong tiếng nhật có 2 loại tính từ đó là:

* Tính từ đuôi な: là những tính từ có đuôi な: ハンサムな、きれいな

Khi đọc hoặc đứng một mình chúng ta đọc ハンサム không có な

Ví dụ: Quy せんせいははハンサムです。 (Thầy Quý thì đẹp trai)

ー  Khi đi với danh từ thì Aな N: ハンサムなひと、ひまなとき

ー Phủ định: A + じゃありません、じゃない

+ ハンサムじゃない (Không đẹp trai)

ー Quá khứ: A + でした、だった

Ví dụ: きれいだった、きれいでした

ー Nối câu, chuyển sang thể て (sai khiến) A + で

Son Tungさんはハンサムでしんせつです

Sơn Tùng đẹp trai, tốt bụng

* Tính từ đuôi い: Là những tính từ có đuôi い: おいしい、たかい

Khi đọc hoặc đứng một mình ta vẫn giữ nguyên: おいしい

Khi đi với danh từ thì Aい N: おいしいたべもの(Đồ ăn ngon)

ー Phủ định: A +くない, Ví dụ: おいしない (Không ngon)

ー Quá khứ: A + かった, Ví dụ: おいしかった (Đã ngon)

ー Nối câu, chuyển sang thể て (sai khiến): A + くて:

Ví dụ:ころ レストランは美味しくてたかいです。

+あまり: Không….. lắm

                                         +    Thể phủ định。

+ぜんぜん: Hoàn toàn…. không

よく(thương)、だいたい(đại khái)、たくさん(nhiều)、すこし(một chút, ít)  đi với khẳng định.

* Trợ từ が: Đứng giữa hai vế của hai câu để nối hai câu với nhau có ý nghĩa trái ngược nhau.

Ví dụ:

わたしはあまりおさけをのみませんがよくビールをのみます。

Tôi không hay uống rượu nhưng (thường xuyên) uống bia.

*どう: thế nào với câu này trả lời tính từ đơn giản.

Ví dụ:

今日、てんきどうですか。

Thời tiết hôm nay như thế nào?

あついです。

Nóng

*どんな: Như thế nào đi với どんな  sau nó là N (どんなN)

Ví dụ:

このりょうりはどんなりょうりですか。

Món ăn này là món ăn như thế nào?

Câu trả lời bao gồm cả N: おいしいりょうりです。 (món ăn ngon)

1. Vế 1 が Vế 2。

Nghĩa: が ở đây đọc là gà: Nhưng dùng để nối 2 câu với ý nghĩa trái chiều.

Ví dụ: 日本にほん食べ物たべもの美味しいおいしい

ですか、高いですたかいです

Đồ ăn của nhật ngon, nhưng mà đắt.

2. とても、あまり。

[とても] và [あまり] là trạng từ chỉ mức độ, chúng chỉ đặt trước tính từ để bổ nghĩa cho tính từ.

[とても]: Được dùng trong câu khẳng định, và có nghĩa là “rất”.

[あまり]: Được dùng trong câu phủ định, mang ý nghĩa là “không~lắm”.

3. N は どうですか。

Nghĩa: Cái gì như thế nào.

Cách dùng: để hỏi ấn tượng, ý kiến về một vật, một địa điểm, một người…. mà người nghe đã biết, đã đến, hoặc đã gặp.
Ví dụ: 日本にほん生活せいかつはどうですか。

Cuộc sống ở nhật thế nào?

4. N1 は どんな N2 です。

 Cách dùng: Khi người nói muốn người nghe miêu tả, giải thích về vấn đề N1, N2.

Từ để hỏi どんな luôn đứng trước danh từ.

Ví dụ: タイ先生せんせいはどんなひとですか。

Thầy Quy là người như thế nào?

Ngữ pháp bài 9, bài 10

 

 

N が あります: có, ở: chỉ sự tồn tại của đồ vật.

N が います: có, ở: chỉ sự tồn tại của người, con vật, vật sống.

Lưu ý thứ tự như sau: N が  SỐ LƯỢNG NGƯỜI, VẬT + あります、います。

Ví dụ: きょうしつはおんなのひとがふたりいます。

Trong lớp học có 2 người phụ nữ.

Mẫu 1: N1 は N2 +の+ địa điểm+に あります、います。

Mẫu 2:N1 の+うしろ/ まえ/ なか/ まんなか/ みぎ/ ひだり + に N2 が あります/ います

1.  N が あります、わかります

Nghĩa: có(ở hữu)/ hiểu cái gì.

Cách dùng: Trợ từ đi với các động từ  [ あります ]、 [ わかります ] là が  để chỉ đối tượng của hành động.

* [ あります ]: chỉ sự sở hữu, dùng với đồ vật, không dùng cho người, động vật .

2 . N が すき、きらい、じょうず、へた

Nghĩa: thích/ ghét/ giỏi/ kém cái gì.

Cách dùng: các tính từ như [ すきです/ きらいです/ じょうずです/ へたです ] cũng sử dụng trợ từ [ が ]

Ví dụ: 日本語にほんご上手じょうずです。

Giỏi tiếng nhật.

3 . Vế 1 から Vế 2

Nghĩa: Bởi vì

Cách dùng: dùng để nối hai câu lại, câu 1 biểu thị lý do cho câu 2.

Ví dụ: 時間じかんがありませんから、ほん読みませんよみません

Vì không có thời gian nên tôi không đọc sách.


4 . Địa điểm に N があります。

Nghĩa: Ở đâu có cái gì.

Cách dùng: Danh từ 1 là đại điểm tồn tại của danh từ 2 và được xác định bằng trợ từ に

Ví dụ: Ha Noiにやまがあります。

Ở Hà Nội có núi.

5 . N は địa điểm に N がいます。

Nghĩa: Ai đó ở địa điểm nào đó.

Cách dùng: Chỉ nơi tồn tại ở người hay vật.

Ví dụ: クイさんは教室きょうしつにいます。

Anh Quy ở lớp học.

6.  Địa điểm に N がいます。

Nghĩa: Ở đâu có ai, con vật.

Cách dùng: Danh từ 1 là đại điểm tồn tại của danh từ 2 và được xác định bằng trợ từ に

Ví dụ: 教室きょうしつ先生せんせいがいます。

Trong lớp học có thầy giáo.

7.  Địa điểm に N があります。

Nghĩa: Cái gì ở địa điểm nào đó.

Cách dùng: chỉ nơi tồn tại của vật.

Ví dụ:ほんは机にあります。

Sách ở trên bàn.

8.  N1 は N2 の+  địa điểm + にあります。

Danh từ N1(đồ vật) ở một vị trí cụ thể.

Ví dụ: ほんは机のうえにあります。

Quyển sách ở trên bàn.

9.   N1 は N2 の+  địa điểm + にいます。

Danh từ N1(người, con vật) ở một vị trí cụ thể.

Ví dụ:いぬつくえしたにいます。

Con chó ở dưới cái bàn.

10.   N1 の địa điểm に N2があります。

Ở một địa điểm cụ thể có N1.

Ví dụ: つくえしたいぬがいます。

Dưới cái bàn có con chó.

11.   N1 の địa điểm に N2がいます。

Ở một địa điểm cụ thể có N1

Ví dụ: つくえうえほん があります。

Ở trên bàn có quyển sách.

Bài tập

1. Điền nghi vấn từ thích hợp vào chỗ trống

例:あの方は (どなた )ですか。

松本さんの奥さんです。

1) 松本さんの奥さんは(どんな) 人ですか。

親切な人です。

2) (________) あの店で あの店でワインを買いますか。

安いですから。

3)カリナさんは(________)料理が好きですか。

韓国料理が好きです。

4)勉強は(__________)ですか。

おもしろいです。

5)国で(_________)に日本語を習いましたか。

日本人の先生に習いました。

2. Đọc đoạn văn sau và chọn đúng sai cho các câu bên dưới

山田さんとダンス

山田さんはダンスが好きです。 毎晩 ダンスの先生はきれいな人です。山田さんは上手ではありませんが、きれいな 先生に たんじょうび 誓いますから、毎日楽しいです。先生の 誕生日に コンサートの友達と行きました。先生は チケットをあげました。 とても残念です。

1) (_______) 山田さんは毎日 ダンスの学校へ 行きますから、ダンスが上手です。

2) (_______)山田さんはきれいな先生にダンスを習います。

3) (_______) 先生は山田さんにコンサートのチケットをもらいました。

4) (_______) 山田さんは先生と いっしょに 音楽を聞きました。

 3. Đọc đoạn văn sau và chọn đúng sai cho các câu bên dưới

山田さんとダンス

山田さんはダンスが好きです。 毎晩 ダンスの先生はきれいな人です。山田さんは上手ではありませんが、きれいな 先生に たんじょうび 誓いますから、毎日楽しいです。先生の 誕生日に コンサートの友達と行きました。先生は チケットをあげました。 とても残念です。

1) (_______) 山田さんは毎日 ダンスの学校へ 行きますから、ダンスが上手です。

2) (_______)山田さんはきれいな先生にダンスを習います。

3) (_______) 先生は山田さんにコンサートのチケットをもらいました。

4) (_______) 山田さんは先生と いっしょに 音楽を聞きました。

4. Điền từ thích hợp vào chỗ trống

例: 日本の食べ物は安いですか。

いいえ、(安くないです )。 とても高いです。

1)あなたのパソコンは新しいですか。

いいえ、(__)。 古いです。

2) イギリスは今暑いですか。

いいえ、あまり(__)。

3) 大阪は静かですか。

いいえ、(__)とてもにぎやかです。

4)この手帳は便利ですか。

いいえ、あまり(__).

TỔNG KẾT

Bên trên  đây là tổng hợp ngữ pháp từ bài 6 đến bài 10 của n5. Ngữ pháp tiếng Nhật bài 9 trong giáo trình Minna no Nihongo với chủ điểm ngữ pháp là Động từ và Tính từ chỉ sở thích, ham muốn, năng lực, sở hữu… Nội dung bài học sẽ hướng dẫn bạn cách hỏi về tên cụ thể của một vật hay một việc nào đó ở trong một phạm trù rộng hơn hay hỏi lý do về một điều gì đó mà người nghe nói trước đó.

Càng lên cao, ngữ pháp càng khó. Tùy vào từng trường hợp, bạn phải chia các thể sao cho phù hợp và chính xác để người đối diện có thể hiểu được. Vì vậy, hãy đảm bảo nắm vững được căn bản để không cảm thấy “đuối” khi học cao hơn.

Nhìn chung, khi vừa tiếp xúc với ngữ pháp tiếng Nhật người học sẽ cảm thấy bị “ngộp” một chút. Nhưng nếu nắm vững và hệ thống những ngữ pháp cơ bản nhất từ đầu thì về sau bạn sẽ cảm thấy tiếng Nhật không quá phức tạp.

Trong bài 11 bạn sẽ học mẫu câu nào mới? Tìm hiểu cùng mình bài sau nhé! Nếu mọi người có nhu cầu tìm hiểu về cách học tiếng nhật hiệu quả thì xem tại đây nhé!

Hẹn gặp lại các bạn ở bài sau nhé!!!


Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *