5 phút nắm trọn phương pháp học tiếng nhật cho người mới bắt đầu

Hê sờ lô anh em lại là mình đây, hôm nay mình chuyển sang chủ đề học tiếng nhật nhá anh em. Giải trí 1 chút sao seri laravel căng thẳng. Nếu anh em nào quan tâm tới chủ đề IT thì có thể xem qua các bài viết trong seri công nghệ của mình tại đây nha.

Không lan man nữa, seri này mình sẽ đi lần lượt từng bài 1 trong 2 cuốn minano nihongo. Một bài sẽ bao gồm đầy đủ các skill để ae tu luyện theo bài nha. Sau 5 bài sẽ có 1 bài kiểm tra tổng hợp ngữ pháp và từ vựng của các bài trước. Mình cũng đang xây dựng chức năng trên website để hỗ trợ anh em học tiếng nhật hiệu quả hơn như flashcard, shadowing, random ngữ pháp và từ vựng… Khi nào hoàn thiện mình sẽ share free trên website chính thức của ITForBaby nhé…!

Mình cũng từng là người không biết gì về tiếng nhật, và mình hiểu sự khó khăn của những anh em mới đầu tiếng cận với tiếng nhật. Chính vì vậy mình quyết định dành ra riêng 1 bài để nói về tổng quan về tiếng nhật và lộ trình học tiếng nhật để những anh em mới tiếp cận có cái nhìn tổng quan. Để biết mình cần học những gì và nên học như thế nào. Tránh trường hợp anh em cứ lao vào học mà không biết mình đang học cái gì và cái thứ mình học nó có tác dụng gì.

Ô CÊ LẸT GÔ…!

Tiếng nhật bắt nguồn từ đâu?

Thật ra bất cứ quốc gia nào cũng có quốc ngữ của quốc gia đó, Nhật Bản cũng không ngoại lệ, thuở xa xưa thì người nhật dùng chữ hiragana (chữ mềm) làm quốc ngữ. Sau đó vào 1 ngày xấu trời, có thằng khứa gọi là thái tử của Nhật Bản sang Tàu du học, thế là chẳng hiểu thằng cha đấy nghĩ cái mọe gì mà lại thấy chữ Hán của Trung Quốc hịn quá.

Vậy là hắn học xong về phổ cập cho người dân nhật bản, thế là từ đó chữ nhật có thêm 1 loại nữa là chữ hán. Nhưng hán tự không thể thay thế hoàn toàn tiếng nhật, chính vì vậy người Nhật chỉ mượn hơn 2 nghìn chữ hán trong ngôn ngữ cùa họ thôi.

Sau đó khi văn hóa phương tây du nhập vào Nhật Bản thì lại xuât hiện những từ vựng mà trong từ điển của nhật bản không có, ví dụ như pizza, socker… Khi này thì người nhật lại nghĩ ra 1 loại chữ chư là chữ katakana (hay gọi là chữ cứng) để phiên âm các chữ tiếng anh này sang tiếng nhật. Và thế là tèn tén ten Tiếng nhật lại có thêm 1 loại chữ nữa =)). Việc học tiếng nhật cũng trở lên khó khăn hơn.

Tiếng nhật có mấy hệ thống chữ?

Tiếng nhật có mấy hệ thống chữ

Vậy là tiếng nhật có 3 loại chữ chính thống bao gồm chữ mềm (hiragana), chữ cứng (katakana), và chữ hán (Kanji). Ngoài ra do tiếng nhật có cách viết khác với chữ lating nên để cho người ngoại quốc có thể đọc hiểu tiếng việt thì người nhật còn sử dụng thêm 1 loại chữ không chính thống nữa là romaji, loại chữ này sẽ dùng để phiên âm các chữ nhật sang chữ lating cho những người không biết tiếng nhật có thể đọc được.

Thế đấy, để đọc nghe, viết nói thành thạo tiếng nhật thì ta phải học tận 3 loại chữ lận. Trong đó chữ hán (kanji) được xuất hiện rất nhiều trong văn viết của nhật bản. Và có 1 lưu ý là kanji chỉ có ý nghĩa trong văn viết, tức là bạn sẽ không thể đọc nó thành âm được. Bạn chỉ có thể đọc kanji để hiểu nghĩa của câu, khác với tiếng việt là chúng ta đọc như nào sẽ viết như thế, nhưng tiếng nhật lại đọc 1 kiểu và viết 1 kiểu cơ =))

Khi giao tiếp thì chúng ta sẽ dùng hệ thống chữ hiragana và katakana để phát âm. Tuy nhiên có 1 tín hiệu đáng mừng là hiragana và katakana lại có cách đọc giống nhau, chúng ta chỉ cần học cách phát âm của hiragana hoặc katakana là có thể phát âm được loại còn lại.

Học tiếng nhật cần học những gì?

Học tiếng nhật cần học những gì
học tiếng nhật cần học những gì

Mình rất thường xuyên nói với anh em khi được hỏi “điều gì quan trọng nhất trong tiếng nhật?”. Dù tiếng nhật hay bất cứ 1 ngôn ngữ nào đi nữa thì từ vựng là nền tảng của giao tiếp. Việc đầu tiên và quan trọng nhất trong việc học tiếng nhật chính là cần học thật nhuần nhuyễn từ vựng.

Sau 1 khoảng thời gian ở bên Nhật thì mình ngộ ra là dù ngữ pháp của anh em có yếu 1 chút nhưng nếu từ vựng của anh em oke thì người nhật vẫn hiểu đại ý được những gì anh em nói. Mình nói thế không có nghĩa là anh em có thể bỏ qua ngữ pháp nhé =)) nhưng nó có độ ưu tiên thấp hơn từ vựng 1 xíu :v.

Tiếp theo là ngữ pháp, nó cũng tương đối quan trọng trong tiếng nhật, nếu chỉ biết từ vựng thì người nhật cũng có thể hiểu được đại ý điều mà anh em muốn truyền đạt, tuy nhiên muốn người nhật hiểu hết ý, hoặc hiểu đúng ý thì cần phải áp dụng đúng ngữ pháp. Với mình thì tiếng nhật bao gồm những ngữ pháp rời rạc, nghĩa là không cần biết nó ở trình độ nào, miễn là hiểu được cách dùng và các trường hợp áp dụng nó là được.

Chính vì vậy nhiều khi có anh em mới học tới N4 nhưng vẫn sử dụng được ngữ pháp của N2. Đơn giản vì không cần phải học hết ngữ pháp N4 mới học được ngữ pháp N2. cấu trúc ngữ pháp nó biệt lập nhau. Tuy nhiên cũng có 1 số ngữ pháp trọng tâm bắt buộc mình phải biết trước khi học ngữ pháp khác, cái đó mình sẽ giới thiệu dần trong seri này.

Hán tự, đây là 1 yếu tố quan trọng trong tiếng nhật. Kanji không dùng trong giao tiếp, tuy nhiên hầu hết các chữ khi viết ở nhật bản đều dùng chữ hán, nếu anh em chỉ học để giao tiếp thì không cần học kanji cũng được, tuy nhiên nếu muốn đọc hiểu, hay viết được thì bắt buộc cần học kanji. Bởi vì tiếng nhật khá nhiều từ đồng âm nhưng khác nghĩa, và kanji là phương pháp duy nhất để phân biệt chúng với nhau =)).

Nếu bạn chưa biết hán tự là gì thì có thể tham khảo tại đây.

Nghe, nói, đọc, viết thì ngôn ngữ nào cũng phải học rồi mình sẽ không nói nhiều về phần này nữa =)).

Phương pháp học tiếng nhật hiệu quả

Phương pháp học tiếng nhật
Phương pháp học tiếng nhật

Dưới đây mình sẽ chia sẻ những phương pháp học cho từng phần mà mình thấy nó tương đối hiệu quả với mình, và bạn bè của mình khi áp dụng những phương pháp này khi học tiếng nhật.

Từ vựng: Phương pháp flashcard, về cơ bản thì đây là 1 phương pháp khá hiệu quả trong việc ghi nhớ. Nguyên lý của nó là mình sẽ học từng từ đơn 1 cách ngẫu nhiên và không cố định, sau đó sẽ lặp lại sự xuất hiện của nó 1 cách nhiều lần. Ưu điểm của phương pháp này sẽ khiến cho não bộ không nhớ theo thứ tự và dựa trên nguyên lý “bất chợt” sẽ tăng khả năng ghi nhớ của não bộ hơn.

Nghe: Thật ra không có phương pháp nào đặc biệt cho phần nghe này, chỉ có là chúng ta nên nghe thật nhiều và thật nhiều. Không cần biết là nghe thụ động hay chủ động, nghe có hiểu hay không nhưng cứ nghe bất chấp thôi =)), khi nghe nhiều thì sẽ hình thành thói quen nghe, từ đó quen với ngữ điệu của người nhật nói, rồi sẽ tự khắc nghe được thôi.

1 yếu tố quan trọng trong cách học này là hãy nghe ngôn ngữ chuẩn ngay từ đầu, nghĩa là dù không hiểu nhưng bạn vẫn nên nghe người nhật nói thay vì bạn nghe người việt nói và bạn hiểu. Việc học tiếng nhật như vậy sẽ giúp bạn có 1 tác phong nghe hiệu quả nagy từ đầu.

Nói: Phương pháp shadowing – phương pháp này không chỉ được áp dụng  trong tiếng nhật mà cả khi bạn học tiếng anh, tiếng Đức… thì cũng có thể áp dụng phương pháp này. Nguyên lý thì rất cơ bản thôi, là mình nghe người nhật nói và cố gắng bắc chước lại 1 cách gần đúng.

Khi còn là trẻ con thì chúng ta học nói trước khi học viết, và bọn trẻ con sở dĩ nó học nhanh là mỗi khi nói người lớn thường mớm từ cho nó để nó bắt chước. Mình vẫn tin là việc bắt chước 1 chuyên gia sẽ giúp chúng ta dần trở thành chuyên gia. Và tiếng nhật cũng không ngoại lệ.

Hán tự: Như mình hiện tại đang học theo bộ thủ, phương pháp này tuy hơi vất vả ban đầu nhưng về lâu về dài thì nó lại có lợi khi bạn bắt đầu học lên N3 và N2. Hệ thống hán tự của trình độ càng cao sẽ càng khó nhớ, chính vì vậy nhớ theo bộ thủ sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn và phân việt các chữ gần giống nhau dễ hơn.

Nói qua về bộ thủ cho anh em nào chưa biết, thì bộ thủ là những phần nhỏ của 1 chữ hán, lấy ví dụ đơn giản nếu ví dụ 1 chữ hán như 1 con người thì bộ thủ sẽ là từng bộ phận của cơ thể, khi ghép các bộ phận đó lại sẽ thành 1 chữ hán hoàn chỉnh, nhiệm vụ của chúng ta là thay vì nhớ 1 chữ hán loằng ngoằng thì chúng ta tách chữ đó ra thành nhiều phần dễ nhớ và nhớ từng phần nhỏ đó.

Phiên âm của hán tự: Nói qua 1 chút về cách đọc của 1 chữ hán cho anh em hiểu, 1 chữ hán sẽ có 2 cách đọc, khi nó đứng 1 mình (tức là bên cạnh nó không phải là 1 chữ hán) nó sẽ sử dụng âm đơn, còn khi nó đứng cạnh 1 chữ hán khác thì nó sẽ sử dụng âm ghép để đọc. nghĩa là bản chất cuối cùng của việc mình học chữ hán là mình phải nhớ được 3 thứ, 1 là nhớ mặt chữ, 2 là nhớ âm đơn, 3 là nhớ âm ghép.

Thì nhớ mặt chữ ta sẽ nhớ theo bộ thủ như cách bên trên mình đã giới thiệu, còn 2 thứ nữa mình cần giải quyết là nhớ âm đơn và âm ghép của từng chữ.

Đầu tiên là âm ghép, bạn sẽ có 2 sự lựa chọn trong TH này là 1 bạn sẽ nhớ chay, tức là học từ nào biết từ đấy và 2 là bạn học phiên âm của nó rồi dùng nguyên tắc chuyển âm để chuyển từ âm hán sang âm ghép, nguyên tắc chuyển âm thì mình sẽ giới thiệu ở bài sau, nhưng tạm thời các bạn cứ hiểu là mình cần nhớ phiên âm của chữ hán để chuyển qua âm ghép. Phương pháp này mình thấy khá oke và lượng kiến thức mình nhớ cũng giảm đi đáng kể.

Tiếp theo là âm đơn: tin buồn là không có cách nào cho thằng này ngoài việc mình phải nhớ chay tất cả :D.

Nguyên tắc quan trọng khi học tiếng nhật

Mình chỉ có 1 lời muốn nói với các bạn là hãy KỶ LUẬT thay vì chờ động lực, mỗi ngày các bạn học 30p thôi cũng được nhưng ngày nào cũng phải kỷ luật với bản thân mình và duy trì nó 1 cách đều đặn. còn hơn là ngày hôm nay bạn có động lực tràn trề bạn học liền 8 tiếng, sau ngày mai ngày kia bạn chán bạn lại bỏ => Hãy nhớ KỶ LUẬT SẼ ĐƯA BẠN ĐẾN NƠI MÀ ĐỘNG LỰC KHÔNG LÀM ĐƯỢC. Kỷ luật sẽ tạo nên thói quen, thói quen sẽ tạo ra bản năng. Cố lên nhé các bạn tôi ơi

Lộ trình học tiếng nhật trong seri này

Trong seri này mình sẽ đi lần lượt từng bài theo giáo trình minano nihongo, sau 5 bài sẽ có 1 bài tổng hợp ngữ pháp của các bài trước hoặc tổng hượp ngữ pháp theo cụm nội dung. Sau bài tổng hợp sẽ có 1 bài kiểm tra từ vựng và ngữ pháp của các bài trước. Giáo trình này sẽ do những bạn có chuyên môn biên soạn và kiểm duyệt. Rất mong seri cơ bản này sẽ giúp cho các bạn tiến bộ mỗi ngày.

Nếu các bạn quuan tâm tới lập trình laravel có thể xem thêm tại đây nha


Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *